Thanh nhạc

Đăng ký ngay

Cơ hội nghề nghiệp

  • SV tốt nghiệp ngành Thanh nhạc sẽ làm việc ở các vị trí:

• Trở thành giảng viên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp; Giáo viên âm nhạc trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm (khoa Nhạc họa, Khoa mẫu giáo mầm non…), các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS;

• Làm chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các Trung tâm, các Sở ban ngành của các tỉnh, thành phố…

• Làm biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình, viết báo mảng âm nhạc.

• Nhạc sĩ sáng tác ca khúc.

• Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm

Chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo & Văn bằng

Chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo: 3 năm. Văn bằng: Cử nhân

Bắt nhịp xu hướng âm nhạc hiện đại, ngành Thanh nhạc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành định hướng người học theo con đường âm nhạc trẻ trung. Các buổi biểu diễn báo cáo diễn ra thường xuyên hằng tháng; kỹ năng chuyên môn về thanh nhạc và biểu diễn trên sân khấu được đề cao. Bên cạnh đó, Trung tâm âm nhạc ArtStar của Trường là địa chỉ uy tín, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao các môn nghệ thuật như: đàn, thanh nhạc, múa, nhảy hiện đại, cảm thụ âm nhạc, MC…

Từ khối kiến thức cơ sở, SV sẽ học các môn cơ bản như: Lịch sử âm nhạc phương Tây – phương Đông – Việt Nam, Nghệ thuật truyền thống, Âm nhạc truyền thống, Hòa âm,… nhằm trang bị kiến thức âm nhạc khái quát. Vào chuyên ngành, SV học chuyên sâu về âm nhạc, như: Thanh nhạc, Ký xướng âm, Hợp xướng, Hòa tấu, Kỹ thuật diễn viên, Múa dân gian, Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Trong khóa thực tập tốt nghiệp, các bạn được giới thiệu đến những chương trình biểu diễn thực tế, nhằm tích lũy nhiều kinh nghiệm giá trị như: biểu diễn sân khấu, giải phóng hình thể, nhảy hiện đại, kỹ thuật phòng thu, kỹ năng xử lý mic,… Đây cũng là những kỹ năng không thể thiếu đối với người chọn âm nhạc là con đường phát triển bản thân.

Với trách nhiệm đào tạo và định hướng âm nhạc cho giới trẻ, đội ngũ giảng viên của Trường là những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm giảng dạy cũng như biểu diễn, hiện đang là giảng viên tại Nhạc viện hay các ca sĩ, nghệ sĩ được công chúng biết đến như NSƯT. Ánh Tuyết – Trưởng khoa, NSND. Trần Hiếu, , NSƯT. Quốc Trụ – Nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP.HCM, NSƯT. Duy Tân – Nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP. HCM, NSƯT. Quang Lý, …

Song song với đội ngũ giảng viên chất lượng, Nhà trường tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học trải nghiệm thực tế làm nghề. Hiện tại, nhà trường đã có 4 phòng chuyên môn, 1 phòng đa phương tiện, hội trường biểu diễn báo cáo. Ngoài ra, các phòng học môn tập thể, lý thuyết cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện nghe – nhìn như: máy tính, máy chiếu, đầu đĩa, âm ly, micro…

Giới thiệu Ngành Thanh nhạc

Môi trường học tập

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1:

Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2:

  • Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học).
  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3:

Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

Phương thức 4:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
(Riêng với điều kiện xét tuyển các ngành sức khỏe áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.)

Tổ hợp xét tuyển:

Tổ hợp: Ngữ văn - Kiến thức tổng hợp về âm nhạc - Hát

Đăng ký ngay