Mạng Máy tính và Truyền thông dữ liệu

Đăng ký ngay

Cơ hội nghề nghiệp

Những điểm nội bật về thực tập – việc làm

  • Khoa có mạng lưới liên kết doanh nghiệp rộng lớn với hơn 250 doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới (trong nước như TMA, CMC, FPT,  và quốc tế facebook, google, …) tham gia thực hiện xây dựng chương trình đào tạo, tham gia quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
  • Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành có 50% giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ có học hàm học vị cao, 50% còn lại là các CEO, các chuyên viên cao cấp từ các doanh nghiệp.
  • Chương trình đào tạo gắn kết doanh nghiệp: tối thiểu 30% nội dung chương trình học tập tại doanh nghiệp
  • Mỗi năm sinh viên có các học kỳ doanh nghiệp để kiến tập, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp;
  • Hầu hết sinh viên có việc làm đúng ngành khi còn học năm 3; Đảm bảo 95% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và 100% sau khi tốt nghiệp 6 tháng;
  • Khoa liên kết với 5 trường đại học quốc tế, đưa và nhận sinh viên/ giảng viên quốc tế. Đồng thời, chương trình đào tạo được kiểm định AUN-QA nên sinh viên có thể làm việc và học tiếp tại các nước Đông nam Á

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông trở thành:

  • Chuyên viên quản trị hệ thống mạng;
  • Lập trình viên các ứng dụng trên hệ thống mạng;
  • Chuyên viên thiết kế và xây dựng hệ thống mạng;
  • Kỹ sư bảo trì và phát triển hệ thống mạng;
  • Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng;
  • Chuyên gia quản trị dự án mạng;
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại các cơ sở đào tạo.

Chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo & Văn bằng

Chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo: 3.5 năm Văn bằng: Kỹ sư Mạng Máy tính và Truyền thông Dữ liệu

Tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu sẽ được đào tạo trong vòng 3,5 năm. Người học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu cùng với kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp về lĩnh vực phần cứng máy tính, truyền dữ liệu trên các thiết bị, kết nối mạng hữu tuyến và vô tuyến, mạng di động, tính toán lưới, điện toán đám mây, kết nối vạn vật, phát triển các ứng dụng và dịch vụ trên các hệ thống mạng… Chương trình đào tạo sẽ được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, cùng với hệ sinh thái học tập đa dạng, sinh viên được tiếp cận với Hệ thống học liệu số phong phú; kết nối với mạng lưới doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ; Các hiệp hội công nghệ thông tin; Các tổ chức mạng truyền thông quốc gia và quốc tế; Các hội đồng chuyên gia công nghệ thông tin… Mỗi học phần sẽ có 50% lý thuyết và 50% thực hành xây dựng sản phẩm công nghệ thông tin; Chương trình đào tạo theo yêu cầu đặc thù của Chính phủ và có trên 30% thời lượng trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp.

Hiện nay với sự phát triển như vũ bảo của mạng máy tính. Không có một máy tính nào mà không có nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao. Tốt nghiệp kỹ sư ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các vị trí khác nhau trong lĩnh vực công nghệ số.

Những điểm nội bật về chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo thể hiện tính đa liên (liên kết, liên thông, liên ngành): 

  • Chuyển đổi ngành trong quá trình học
  • Liên kết trên 2000 doanh nghiệp;
  • Đảm bảo việc làm
  • Liên kết trên 250 doanh nghiệp, viện, trường đại học nổi tiếng cùng tham gia xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; học tại Trường và doanh nghiệp;
  • Chương trình đào tạo cho phép liên thông trong ngành và liên thông các ngành, xuyên ngành kính tế, y tế, tài chính, điện – điện tử; du lịch; nông nghiệp;
  • Chương trình đào tạo liên ngành: kết nối các ngành đào tạo, đặc biệt là công nghệ thông tin với các ngành khác như kinh tế, nông nghiệp, y tế, ô tô, xây dựng, cho phép ngưới học mở rộng kiến thức.
  • Có liên thông từ đại học lên thạc sĩ, có đào tạo văn bằng 2, văn bằng kép, đào tạo từ xa; học trực tuyến và trực tiếp;
  • Cho phép chuyển đổi ngành và chuyên ngành;
  • Các học phần cơ sở ngành/ chuyên ngành luôn có số tiết lý thuyết và thực hành bằng nhau 30 tiết;
  • Đánh giá học phần dựa trên sản phẩm công nghệ thông tin là chính;
  • Sử dụng các kỹ thuật và công nghệ mới nhất đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0;
  • Khoa có 9 phòng Labs phục vụ cho 9 chuyên ngành;
  • Thời gian bắt đầu chọn chuyên ngành: Khi hết Học kỳ 4, sinh viên chọn chuyên ngành và bắt đầu học chuyên ngành từ Học kỳ 5;

Môi trường học tập

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1:

Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2:

  • Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học).
  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3:

Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

Phương thức 4:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
(Riêng với điều kiện xét tuyển các ngành sức khỏe áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.)

Tổ hợp xét tuyển:

Tổ hợp 1: Toán, Lý, Hóa

Tổ hợp 2: Toán, Lý, Anh

Tổ hợp 3: Toán, Văn, Anh

Tổ hợp 4: Toán, Hóa, Anh

Đăng ký ngay