Kế toán

http://tckt.ntt.edu.vn/

Lĩnh vực kinh tế không thể thực hiện nếu không có sự đóng góp quan trọng của kế toán, người làm kế toán – kiểm toán. Không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh, người làm nghề kế toán hiện nay được xem là chuyên gia trong việc “sản xuất” những thông tin hữu ích cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có thể đưa ra quyết định kịp thời và hiệu quả

Mã ngành: 7340301

Thời gian đào tạo: 3 năm. Văn bằng: Cử nhân

Được đánh giá cao trong nền kinh tế đầy thách thức hiện nay, Kế toán đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có chuyên môn cao trong ngành. Theo kết quả nghiên cứu của Navigos Group (Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt Nam) thì nhu cầu về ngành kế toán kiểm toán xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Trong tổng số nhu cầu về nhân sự kế toán kiểm toán có: 33% là tuyển cho các vị trí chuyên viên kế toán, 38% cho vị trí kế toán trưởng, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính và 25% là nhu cầu tuyển vị trí giám đốc và quản lý tài chính. Các chuyên gia về nghề nghiệp thì cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán sẽ lên đến 22%. Từ con số trên đã cho thấy nhu cầu về nhân lực ngành nghề kế toán hiện nay là rất cao.

“Bạn nên lựa chọn ngành học theo sở thích và năng lực của bản thân. Tìm thấy đam mê trong ngành mình học, bạn sẽ tự biết cách sáng tạo học hỏi và tìm được phương pháp cho riêng mình. Những kiến thức chuyên ngành mà nhà trường đã trang bị, theo Hà, nó như nền móng của ngôi nhà. Nhiệm vụ của bạn là xây ngôi nhà trên nền móng đó theo kiến trúc của riêng mình sao cho phù hợp. Dù trong công việc hay học tập, bạn hãy luôn là người chủ động, chủ động trong thời gian, chủ động trong việc tạo và nắm bắt cơ hội, đừng quên cập nhật thông tin, trau đồi kiến thức và luôn làm mới bản thân”.

Cựu SV ngành Kế toán – Kiểm toán ĐH Nguyễn Tất Thành, hiện là PGĐ điều hành Công ty Finmedex Việt Nam, phân phối các sản phẩm về y tế.

Đăng ký ngay

Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán, tài chính và kiểm soát của các tổ chức, doanh nghiệp:

  • Chuyên viên kế toán các phần hành: kế toán công nợ, kế toán tiền, kế toán kho, kế toán thuế…
  • Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán.
  • Chuyên viên bộ phận kiểm soát: kiểm soát nội, kiểm toán nội bộ.
  • Chuyên viên lập và quản lý tài chính các dự án, chuyên viên phân tích tài chính.
  • Thanh tra kinh tế trong các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Trong 3 năm theo học ngành Kế toán tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, SV được cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên – xã hội; kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kế toán, kiểm toán; kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán; hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nội dung kiến thức để làm hành trang cho nghề kế toán bao gồm:

Nguyên lý kế toán: giúp SV nắm được các nguyên tắc kế toán được sử dụng rộng rãi trên thế giới và quy trình xử lý dữ liệu thành thông tin trong kế toán.

 Kế toán tài chính: giúp SV có được các kiến thức trong việc thu thập, xử lý và trình bày các thông tin kế toán tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp luật kế toán hiện hành.

Kế toán quản trị: giúp SV có được kiến thức về các công cụ, mô hình kế toán.

Hệ thống thông tin kế toán: giúp SV có thể phân tích, xây dựng và vận hành một bộ máy kế toán hoàn chỉnh trong doanh nghiệp.

 Phần mềm kế toán: giúp SV triển khai ứng dụng tin học hóa quá trình xử lý dữ liệu của kế toán thành thông tin thông qua các phần mềm kế toán chuyên dụng đang được ứng dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo: giúp SV chuyển hướng nghề kế toán sang trợ lý kiểm toán và hỗ trợ quá trình kiểm tra, kiểm soát kế toán.

Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà trường còn trang bị cho sinh viên các  kỹ năng ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo,  kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng làm việc theo nhóm nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giới thiệu ngành Kế toán

Môi trường học tập

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1:

Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2:

  • Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học).
  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3:

Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

Phương thức 4:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
(Riêng với điều kiện xét tuyển các ngành sức khỏe áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.)

Tổ hợp xét tuyển:

Tổ hợp 1: Toán, Lý, Hóa

Tổ hợp 2: Toán, Lý, Anh

Tổ hợp 3: Toán, Văn, Anh

Tổ hợp 4: Toán, Hóa, Anh

Đăng ký ngay