Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

https://fet.ntt.edu.vn/

– Chuyên ngành Cơ điện tử

– Chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

– Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy số 

Mã ngành: 7510203

Thời gian đào tạo: 4 năm. Văn bằng: Kỹ sư Cơ điện tử

“CƠ ĐIỆN TỬ” là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và là lĩnh vực được Nhà nước đầu tư trọng tâm nhằm phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do đó, các Kỹ sư Cơ điện tử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Ngành Cơ điện tử cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường… Theo thống kê đến năm 2017 tỷ lệ sinh viên ngành Cơ điện tử ra trường có việc làm của trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt 100% và đã có nhiều doanh nghiệp ký cam kết nhận sinh viên của Khoa làm việc ngay khi ra trường.’

Hiện tại, bộ môn Cơ điện tử đang đào tạo 3 chuyên ngành chính thuộc lĩnh vực Cơ điện tử, người học được lựa chọn và cấp bằng theo chuyên ngành đã đăng ký ngay từ khi nhập học:

  • Chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robotics & AI)
  • Chuyên ngành Cơ điện tử (Mechatronics)
Đăng ký ngay

Cơ hội nghề nghiệp

 Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot & AI)

Tốt nghiệp ngành Robot & AI, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức với các vị trí:
• Kỹ sư lập trình, vận hành, chạy thử các hệ thống robot
• Kỹ sư thiết kế, tích hợp, lập trình hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo trong các dây chuyển sản xuất tự động
• Kỹ sư thiết kế, phát triển phần mềm học máy, học sâu, thị giác máy và trí tuệ nhân tạo
• Kỹ sư quản lý dự án, kiểm định đánh giá dự án, tư vấn thiết kế giám sát dự án về hệ thống robot – trí tuệ nhân tạo
• Kỹ sư quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống robot tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất tự động
• Kỹ sư tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vưc robot – trí tuệ nhân tạo
• Kỹ sư kinh doanh bán hàng, tư vấn kỹ thuật và cung cấp dịch vụ kỹ thuật Robotics
• Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học – Cao đẳng, các Viện – Trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực robot – trí tuệ nhân tạo
• Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực robot – trí tuệ nhân tạo.

 Cơ điện tử (Mechatronics)

Tốt nghiệp ngành Cơ điện tử, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức với các vị trí:
• Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động;
• Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, xí nghiệp và các doanh nghiệp về cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa;
• Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa;
• Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học Thạc Sĩ, Tiến Sĩ và tham gia giảng dạy ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu.

 Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy số (Digital Manufacturing Technology)

Tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy số, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức với các vị trí:
• Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì hệ thống cơ khí và sản xuất thiết bị tự động hóa, hệ thống sản xuất tiên tiến hiện đại;
• Kỹ sư tư vấn, đánh giá và lựa chọn công nghệ, giải pháp thiết kế kỹ thuật, và phát triển sản phẩm thông minh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, tự động hóa công nghiệp và ô tô;
• Kỹ sư thiết kế và giám sát chất lượng cho quy trình công nghệ, sản xuất chế tạo tích hợp điều khiển số linh hoạt và thông minh; Phát triển và thực hiện quản lý dự án các quy trình chế tạo cho các thiết bị cơ khí;
• Giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng, và Chuyên gia về kỹ thuật tại các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất chế tạo, vận hành nhà máy.

Chương trình đào tạo

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo

1. Chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robotics & AI)

Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc ứng dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại, tiên tiến để thiết kế, chế tạo và vận hành robot và các hệ thống, thiết bị tự động sử dụng robot dưới sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Chương trình được thiết kế với bốn nhánh kiến thức trọng tâm: kỹ thuật robot, thị giác máy tính, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Các khối kiến thức này được kết hợp một cách linh hoạt và phù hợp để giúp người học lĩnh hội lượng tri thức đầy đủ trước khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đó là thời điểm người học tự mình thiết kế những mẫu robot yêu thích, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, cũng như tự mình xây dựng bộ não thông minh cho robot trước khi chính thức trở thành các kỹ sư robot và AI thế hệ mới. Do đó, chương trình được thiết kế với 71% thời lượng cho khối kiến thức chuyên nghiệp (cơ sở ngành 27%, chuyên ngành 36%, thực tập và khóa luận tốt nghiệp 8%). Trong đó, 63% các học phần trên đều có phần thực hành trên các hệ thống máy tính, mô hình robot và các trang thiết bị hiện đại. Phần lớn các học phần được thiết kế theo phương pháp tích hợp. Phương pháp này giúp người học được áp dụng và trải nghiệm các kiến thức lý thuyết mình vừa lĩnh hội ngay tại lớp học

2. Chuyên ngành Cơ điện tử (Mechatronics)

Chương trình đào tạo kỹ sư Cơ điện tử được xây dựng với mục tiêu đào tạo sinh viên ra trường có việc làm ngay đáp ứng các nhu cầu của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế. Sinh viên được đào tạo kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa, tin học và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử. Sinh viên được nâng cao khả năng phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng: vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử sẽ được đào tạo các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

3. Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy số (Digital Manufacturing Technology)

Công nghệ chế tạo máy số bao gồm các nhóm công nghệ tiềm năng như CAD, CAM, CNC, lập quy trình công nghệ dưới sự hỗ trợ của máy tính (CAPP) và các hệ thống kỹ thuật, quản lý nguồn vật liệu, lập kế hoạch sản xuất, điều độ, giám sát và tích hợp, hệ thống vận chuyển hiện đại, thông minh như Robot, AGV, băng chuyền đa hướng thiết kế theo môđun, Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS/FMC, các hệ thống sản xuất thông minh, tái cấu trúc biến hình, hệ thống sản xuất thích nghi, dễ thay đổi nhanh chóng, hệ thống sản xuất bền vững, tinh gọn với sự trao đỗi dữ liệu điện tử dễ dàng. Các công nghệ chế tạo số hóa tiên tiến là nhân tố then chốt trong việc cải tiến năng suất, độ linh hoạt, chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn xanh như tinh gọn, bền vững và thân thiện môi trường… Do vậy, các doanh nghiệm sản xuất chế tạo vừa và nhỏ (SME) cần đạt được mối quan tâm lớn để đầu tư các công nghệ mới tạo lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng. Để bắt kịp xu thế thị trường lao động, đây là chuyên ngành có thể tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0.

Giới thiệu ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ, Điện tử

Môi trường học tập

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1:

Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2:

  • Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học).
  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3:

Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

Phương thức 4:

t tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
(Riêng với điều kiện xét tuyển các ngành sức khỏe áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.)

Tổ hợp xét tuyển:

Tổ hợp 1: Toán, Lý, Hóa

Tổ hợp 2: Toán, Lý, Anh

Tổ hợp 3: Toán, Văn, Anh

Tổ hợp 4: Toán, Hóa, Anh

Đăng ký ngay